Động lực thúc đẩy năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Tháng 11/2021, tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26), Việt Nam đã cam kết loại bỏ dần nguồn năng lượng than không sử dụng công nghệ thu giữ CO2 vào năm 2040 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tại COP28 diễn ra vào tháng 12/2023, Việt Nam đã mở rộng các cam kết về biến đổi khí hậu bằng cách tham gia “Cam kết làm mát toàn cầu”, nhằm mục đích giảm ít nhất 68% lượng khí thải nhà kính từ ngành công nghiệp làm mát vào năm 2050.
Việt Nam tiếp tục tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt bằng cách tăng cường sử dụng các công nghệ năng lượng tái tạo. Mức tiêu thụ năng lượng gió và mặt trời đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2019, đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất năng lượng mặt trời lớn thứ 10 thế giới và các kế hoạch mở rộng thêm nhiều dự án hơn đang được triển khai.
Một trong những văn bản chính sách quan trọng nhất định hướng quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang các giải pháp năng lượng tái tạo và thân thiện với khí hậu là Quy hoạch điện 8. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 50% tổng lượng năng lượng vào năm 2050, đồng thời loại bỏ dần tất cả các nhà máy đốt than.
Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro hữu hình đáng kể từ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, còn có những yếu tố khác góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.
Nguồn cho các dự án năng lượng chạy bằng than truyền thống đang cạn kiệt. Những nguồn tài trợ năng lượng truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang chuyển trọng tâm sang tài trợ cho các công nghệ tái tạo.
Nhiều nhà sản xuất quốc tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả các công ty đang hoạt động tại Việt Nam như Apple, H&M, LEGO Group, Nike, Nestle, PepsiCo và Samsung, đã cam kết với sáng kiến RE100 toàn cầu.
Các công ty này đặt mục tiêu có 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Do đó, Việt Nam đứng trước nguy cơ đánh mất sự quan tâm của họ cũng như các nhà đầu tư tiềm năng mới nếu không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng tái tạo ngày càng tăng cao.
Cuối cùng là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong việc sản xuất năng lượng điện tái tạo đến từ các nước láng giềng của Việt Nam. Campuchia, Lào, Myanmar và Indonesia đã đầu tư đáng kể vào sản xuất điện tái tạo. Malaysia cũng đã đặt mục tiêu sử dụng 70% năng lượng tái tạo vào năm 2050.
Thách thức trước mắt
Than đá vẫn là nguồn năng lượng mũi nhọn ở Việt Nam, đóng góp khoảng 45% vào nhu cầu năng lượng trong năm 2022, tiếp theo là thủy điện ở mức 30% và dầu khí 11%.
Việc chuyển dịch nguồn cung ra khỏi các nhà máy nhiệt điện than đặt ra những thách thức, đặc biệt khi xét đến nhu cầu năng lượng đang bùng nổ của Việt Nam và cán cân giữa nguồn cung năng lượng tái tạo chưa liền mạch với nguồn than đá giá rẻ sẵn có.
Các dự án năng lượng tái tạo tiếp tục phải đối mặt với những rào cản kinh tế theo cơ chế thuế quan hiện hành ở Việt Nam, khiến mảng này trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà phát triển.
Việc thiếu thỏa thuận mua bán điện trực tiếp và cơ chế tài chính đã cản trở tiến độ của các sáng kiến năng lượng tái tạo. Ngoài ra, việc tăng giá năng lượng ở Việt Nam để giúp các dự án năng lượng tái tạo khả thi hơn có thể vấp phải sự phản đối từ người và cản trở vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan Chính phủ chủ chốt. Sự hợp tác liên ngành rất quan trọng trong các quy định phức tạp về giải ngân tài chính cho các dự án hỗ trợ phát triển chính thức và điều này lại có thể gây trở ngại cho việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án này.
Các công nghệ tái tạo, như năng lượng mặt trời và gió, còn mới mẻ và đòi hỏi những bộ kỹ năng mới trong việc lắp đặt và quản lý chúng. Năng lực kỹ thuật cũng cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển đổi lưới điện từ công nghệ dựa trên carbon sang công nghệ tái tạo, trong phát triển chính sách và tạo ra các cơ chế tài chính đổi mới để có thể tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo mới.
Cần làm gì tiếp theo?
Bất chấp những thách thức nêu trên, vẫn có cơ hội phát triển năng lượng tái tạo. Tháng 12 năm ngoái, Việt Nam đã ký Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Thỏa thuận này có cách tiếp cận toàn diện, trải rộng ở các lĩnh vực bao gồm cải tiến chính sách, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.From: web game casino
Tuyên bố trên cũng nhằm mục đích huy động đầu tư để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện. Các đối tác đã cam kết huy động 15,5 tỷ USD ban đầu trong vòng 3-5 năm tới để giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo, cần thực hiện một loạt hành động đổi mới, bao gồm:
– Tăng tỷ trọng năng lượng gió và mặt trời trong tổng sản lượng điện: Mặc dù điều này “nằm trong tầm tay”, vẫn còn nhiều việc cần làm hơn nữa để hỗ trợ sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện có. Điều cốt lõi là giải quyết vấn đề thuế năng lượng tái tạo và các thỏa thuận bán điện trực tiếp, cùng với việc tăng cường thể chế và quy định cần thiết để hỗ trợ triển khai kịp thời các dự án này.
– Cải thiện lưới điện truyền tải và khả năng lưu trữ điện: Hoạt động nàyrất cần thiết để hỗ trợ phân phối năng lượng tái tạo, đặc biệt là đến nhiều vùng nông thôn hơn. Trên thực tế, nhiều nhà tài trợ quốc tế đang mạnh tay đầu tư vào việc nâng cấp lưới điện trên toàn cầu.
– Khám phá và triển khai các dạng công nghệ tái tạo mới:Năng lượng sóng vẫn là nguồn năng lượng tái tạo chưa được khai thác ở Việt Nam, vốn sở hữu đường bờ biển dài và công nghệ sóng mô-đun sẵn có ngày càng tăng.
Ngoài ra, còn có cơ hội kết hợp nhiều loại hình công nghệ tái tạo khác nhau như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, dựa trên sự phù hợp của địa điểm, như đang được thực hiện ở tỉnh Ninh Thuận, để tăng năng lực cung cấp và độ tin cậy.
Do việc sản xuất than có thể vẫn sẽ nằm trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam thêm một thời gian nên cần làm sạch các nhà máy nhiệt điện hiện có và trong kế hoạch.
Cuối cùng, có rất nhiều cơ hội để điều tiết nhu cầu điện ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm, bằng cách sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng như hệ thống không khí thông minh, chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và định giá phụ tải vào giờ cao điểm…
Tiến sĩ Richard Ramsawak và Giáo sư Robert Baulch
Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT